TP HCM
Chàng trai 19 tuổi, cưa nắp bình gas lớn làm dụng cụ chứa đồ, bình phát nổ, vỡ hai tinh hoàn.
Bác sĩ quyết định mổ cấp cứu, giải thích bệnh nhân nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn bên phải. Quá trình mổ, bác sĩ bóc tách, cắt lọc toàn bộ những mảng huyết khối bám vào tổn thương, khâu phục hồi bao tinh hoàn.
“Việc xử trí tinh hoàn bên phải khó khăn hơn nhiều vì vùng da bìu hoại tử bề mặt”, bác sĩ Tân nói. Bác sĩ bóc tách vào tinh hoàn thấy dập nát toàn bộ. Mô tinh hoàn đã hoại tử không thể giữ lại, bác sĩ chỉ cắt lọc hết các mô hoại tử và huyết khối xen kẽ lẫn nhau rồi khâu tạo hình vùng da bìu.
Các bác sĩ phẫu thuật xử trí các tổn thương tinh hoàn cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Tân, bệnh nhân vẫn có thể có con bình thường với tinh hoàn còn lại. Tuy nhiên trường hợp này phải theo dõi vì nguy cơ tinh hoàn bên trái sẽ bị teo sau chấn thương. Vị trí vỡ cũng gần mào tinh, có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân về sau.
“Nếu bệnh nhân đến sớm, mổ vào không phát hiện viêm dính nhiều thì có khả năng giữ được tinh hoàn bên phải”, bác sĩ Tân nói. Phẫu thuật càng trễ sau chấn thương, tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn càng tăng.
Bệnh viện Bình Dân thường gặp nhiều trường hợp vỡ tinh hoàn do đây là tuyến cuối xử lý các vấn đề nam khoa. Đa số bệnh nhân vỡ một bên, hiếm khi bị vỡ hai bên như chàng trai này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vỡ tinh hoàn như tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao, nhất là đá bóng, thi đấu võ thuật… Một số người tổn thương tinh hoàn do các vật bắn vào khi lao động như lưỡi cưa, viên gạch, khúc gỗ…
Bệnh viện từng tiếp nhận người đàn ông 41 tuổi bị
lợn mẹ tấn công vỡ tinh hoàn
bên trái, trong lúc vào chuồng chăm sóc lợn con mới đẻ.
Lê Phương